Phân biệt các loại nước: Nước Suối, Nước Khoáng và Nước thiên nhiên

Nhà sản xuất có đề rõ ràng nước suối hay nước tinh khiết, nước khoáng thì vẫn có sự “đánh lận”. Nhiều người tiêu dùng không biết phân biệt cách nào. Bài viết chia sẻ cách phân loại các loại nước để nấu bia thủ công ngon nhất

Nước khoáng, nước suối, tinh khiết giống nhau ở chỗ đều là nước vô khuẩn, tiệt trùng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, là những sản phẩm nước đủ tiêu chuẩn dùng trên thị trường hiện nay.
Nhưng ba thứ nước này khác nhau cơ bản về thành phần khoáng chất, nguồn sản xuất, giá trị sử dụng.

1. Nguồn sản xuất

Nước tinh khiết đơn giản là nước ở bất cứ mặt bằng nào (nước giếng, nước sông, nước sinh hoạt…) được tiệt trùng. Cơ chế sản xuất nước tinh khiết là nguồn nước qua tinh lọc để không còn cặn bẩn, tiệt trùng, vô chai.
• Còn nước khoáng, nước suối thiên nhiên là hai loại nước chảy qua những tầng địa chất có chứa một số nguyên tố, khí tự nhiên hay hợp chất khoáng với hàm lượng cao hơn nước bình thường. Nước khoáng và nước suối phải đóng chai tại nơi có nguồn, không qua xử lý làm ảnh hưởng thành phần của chúng mà chỉ qua kỹ thuật đảm bảo vô trùng. Vì vậy, khi mua nước bạn nên đọc kỹ nhãn, địa chỉ sản xuất cũng là một dấu hiệu để bạn phân biệt các loại nước này.

2. Thành phần

 

Nước tinh khiết không có thành phần vi khoáng.
Nước suối nằm trong các tầng địa chất đặc biệt, có hàm lượng khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Nhưng hàm lượng này trong nước suối không ổn định, không cao, nó đúng nghĩa là nước thiên nhiên tiệt trùng.
Nước khoáng có nhiều hàm lượng khoáng chất tốt. Hàm lượng này tương đối ổn định, và phải có một số yếu tố đặc hiệu theo quy định của thế giới hoặc theo tiêu chuẩn Việt Nam.
• Trên thị trường hiện nay thường đánh đồng nước suối và nước khoáng, nhưng thực chất thì nước khoáng tốt hơn, có giá trị hơn nước suối.

3. Công dụng

• Nước tinh khiết và nước suối chỉ để giải khát, cung cấp nước hàng ngày. Nước suối có thể thay thế nước tinh khiết.
• Nước khoáng ngoài giải khát còn cung cấp nhiều nguyên tố vi lượng cho sức khỏe, giúp chữa bệnh, làm đẹp. Hàm lượng khoáng chất calci, kẽm, coban, natri… có lợi bồi bổ sức khỏe cho người già, người chơi thể thao, phụ nữ có thai. Nhưng chúng không tốt cho người bệnh suy thận, cao huyết áp, hội chứng thần kinh…
• Dù giá trị cao hơn nhưng nước khoáng không thay thế được nước tinh khiết.

4. Tránh dùng nhầm

Phân biệt bằng vị giác: Nước khoáng khi uống tạo cảm giác về khoáng chất mặn, ngọt, tê tê đầu lưỡi, cảm giác mát vì hàm lượng CO2. Còn nước tinh khiết không vị, không mùi. Nên đọc kỹ khi mua để phân biệt nhãn mác nước uống đóng chai và nước khoáng thiên nhiên. Nước khoáng có loại hàm lượng cao, hàm lượng thấp. Một số nước khoáng nặng được lọc giảm nhẹ hàm lượng khoáng vẫn có thể dùng hàng ngày.
Phân biệt bằng thị giác: Cả ba loại đều phải đạt độ trong, không màu sắc nhưng chai nước khoáng khi lắc nhẹ có hạt khí nhỏ, rót ra cốc thấy sủi tăm. Còn nước tinh khiết, nước suối ít khoáng thì không có hạt khí, bọt tăm.
Tóm lại: Không phải nước nào cũng nấu được bia. Tránh sử dụng nước có chứa Clo, nước cứng, phèn …. Nếu có sẵn cột lọc RO thì tốt, hoặc có thể mua ngoài, thường quảng cáo là nước tinh khiết, đừng nhầm với nước khoáng nhé! Việc bổ sung khoáng vào nước ‘’like a Master’’ là ko nên khi chưa nắm rõ bản chất cùng với nguồn cung hóa chất đạt chuẩn thực phẩm, vì chỉ đóng góp 1 dấu chấm hoàn hảo nhưng sai là hỏng cả mẻ bia. Cách đơn giản để bổ sung khoáng cho nước RO là thêm 5%~10% nước khoáng là ok (Lavi, Sơn kim…). Khi đã tự tin thì ta bàn tiếp!
Xem thêm:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *