Chỉ số màu bia SRM (Standard Reference Method) chính là chỉ số màu của một loại bia nhất định trong phạm vi từ 1 – 40 thang bậc màu bia. Thông thường, bia được ủ men đáy (lager) sẽ có màu nhạt (Holgate Norton, Pilsner), trong khi bia được ủ men nổi (ale) thường sẽ có màu đậm hơn (Holgate Hopinator). Riêng nếu sử dụng lúa mì Hoa Kỳ thì bia thường chỉ có chỉ số SRM rơi vào khoảng 5 bậc.
Các chỉ số bia thủ công
Xem thêm:
Điều gì tạo nên màu sắc của bia?
Màu sắc ảnh hưởng rất lớn đến sự đánh giá, một sản phẩm “nhìn màu có vẻ hấp dẫn” sẽ dễ dàng thu hút khách hàng hơn. Và bia cũng vậy, màu sắc của bia cũng quyết định đến khả năng thu hút một thực khách thưởng thức, kích thích thị giác.
Vậy, điều gì khiến cho bia có màu vàng óng đặc trưng hay màu đen đậm lạ mắt? Câu trả lời nằm ở những loại Malt bia mà nhà sản xuất đã sử dụng trong quá trình nấu bia. Và câu chuyện chọn các loại Malt khác nhau để tạo nên màu sắc riêng biệt cho từng mẻ bia là một điều thú vị rất đáng để tìm hiểu.
Nếu như có ai đó nói với bạn rằng “Bia có được màu sắc như vậy là do nhuộm màu thực phẩm” thì hãy mạnh dạn nói với họ điều này: “Màu của bia phần lớn được tạo thành từ thành phần Malt có trong bia.” Màu sắc của bia phụ thuộc vào một vài yếu tố tác động vào malt mà nhà sản xuất lựa chọn trong quá trình nấu bia.
1. Rang Malt
Điểm mấu chốt để tạo màu bia chính là ở công đoạn rang malt, Malt bia rang ở nhiệt độ càng cao thì sẽ cho ra những loại bia có màu càng tối. Quá trình này được gọi là phản ứng Maillard, hoặc đơn giản là “làm nâu”.
Ở đây, các nhà sản xuất bia có thể quyết định được nhiệt độ của lò rang và qua đó cho ra đời những màu bia theo ý muốn. Một điều thú vị là quá trình rang malt này cũng có thể tạo ra hương vị của bánh mỳ, bánh quy,.. cho bia.
2. Ngâm Malt.
“Mashing” là một thuật ngữ dùng để chỉ việc ngâm lúa mạch sau khi rang và nghiền nhỏ vào nước nóng. Lúa mạch sau khi được nghiền nhỏ sẽ được ngâm vào nước ở một nhiệt độ ổn định và giảm dần theo thời gian. Độ pH của nước ngâm malt đóng một vai trò rất quan trọng đối với màu sắc của loại bia được tạo thành sau này – độ pH càng cao, màu càng đậm.
3. Quá trình lên men.
Mặc dù không quá ảnh hưởng đến màu sắc của bia, nhưng quá trình lên men bia lại mang đến khả năng bền màu cho bia. Các men bia khi được cấy vào thùng ủ bia sẽ đem lại khả năng giữ màu lâu hơn cho các loại bia. Một số loại men bia thậm chí có thể giữ màu cho bia rất lâu từ năm này qua năm khác.
4. Lọc
Bia sau khi trải qua quá trình lên men sẽ được đem đi lọc. Đây có thể xem là công đoạn cuối cùng trong quy trình sản xuất bia, nhưng lại đóng vai trò rất quan trọng. Các nhà máy bia có thể không lọc hoặc lọc nhẹ sản phẩm bia sau khi nấu dẫn đến việc bia sau khi ra lò sẽ có màu hơi mờ đục hay sáng trong. Việc lọc bia có thể làm giảm đáng kể màu sắc cũng như độ trong của bia.
Màu sắc đa dạng của bia
Màu bia có ảnh hưởng đến nồng độ cồn không?
ABV (Alcohol by Volume – độ cồn) của bia thủ công thường rơi vào khoảng từ 3% – 20%. Thông thường, các nhà làm bia thủ công sẽ dễ dàng sản xuất ra các loại bia có nồng độ cồn mạnh hơn.
Một câu hỏi nữa được đặt ra khi nói về màu sắc của bia. Có khá nhiều người nghĩ rằng màu bia càng đậm thì bia đó có nồng độ càng cao?
Câu trả lời thật ra không phải vậy, màu bia không ảnh hưởng đến nồng độ. Bằng chứng là có một số loại bia có màu vàng nhạt nhưng có chỉ số nồng độ cồn ABV lên tới 8-9% còn một số loại bia có màu nâu đậm nhưng nồng độ cồn lại rất thấp, chỉ 3-4%.
Để có những ly bia thơm ngon có màu vàng óng, màu hổ phách, màu nâu đất hay màu đen đậm mà chúng ta đang được thưởng thức hiện nay, các nhà sản xuất bia đã và đang ngày ngày thử nghiệm, tuyển chọn những nguyên vật liệu tốt nhất để tạo ra các dòng bia không chỉ mới mẻ về hương vị mà còn mới về cả hình thức.
Xem thêm:
- Thuật ngữ cơ bản về nấu bia thủ công – craftbeer
- Craftbeer – bia thủ công thâm nhập thị trường Việt Nam
- Kiến thức cho người bắt đầu nấu bia
- Bia thủ công – biacraft – craftbeer là gì? Các loại bia Craft hot nhất 2023